f Men Ủ Vi Sinh NN1

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Hiệu quả từ mô hình trồng gừng trong bao


HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG GỪNG TRONG BAO
Năm 2012, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên xây dựng mô hình trình diễn trồng gừng trong bao tại xã Lương Sơn và phường Tích Lương. Mô hình có 40 hộ nông dân tham gia trồng 6.000 bao với các giống gừng lai và gừng ta. Mô hình được đối chứng với phương pháp trồng gừng theo truyền thống.

Trồng gừng trong bao có thể tận dụng được diện tích ở mọi nơi, mọi chỗ, các bao có thể xếp gần nhau, bố trí khoảng 10 - 12 bao/m2, so với trồng dưới đất là 10 - 12 khóm/m2. Chọn củ gừng già trên 9 tháng tuổi, sạch bệnh. 1 kg gừng giống có thể trồng được khoảng 15 – 20 bao. Gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước nên cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình trồng.
Kỹ thuật trồng đơn giản, tận dụng những chiếc bao xi măng, bao dựng thức ăn gia súc cũ... giặt sạch, đục 6 lỗ nhỏ ở đáy bao để thoát nước, bẻ miệng bao xuống thấp để thuận tiện cho quá trình trồng gừng cũng như chăm sóc. Đổ hỗn hợp đất trồng vào bao (đất trồng được pha chộn theo tỷ lệ 70% đất đen + 30% phân chuồng, hữu cơ), dày khoảng 10cm. Đặt hom gừng vào giữa bao, phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên mặt lớp tro trấu cũ hoai để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
Gừng được trồng vào vụ Xuân năm 2012; qua theo dõi cho thấy gừng trồng trong bao sinh trưởng, phát triển nhanh và đẻ nhiều nhánh, đẻ tập trung, trung bình được 7 – 8 nhánh/khóm; trong khi lô đối chứng chỉ đẻ từ 3 – 4 nhánh. Do được trồng ở nơi ít ánh sáng nên cây thường cao hơn.
Đến thăm mô hình của gia đình ông Đỗ Quốc Bình, xóm Tân Sơn 2, xã Lương Sơn, toàn bộ 200 bao gừng được đặt sát nhau ngay trong mảnh vườn chỉ rộng gần 20m2. Theo ông Bình, gừng phát triển tốt hơn trồng dưới đất; trồng trong bao dễ thu hoạch, chăm sóc, không phải làm cỏ; tốn ít phân bón; dễ phòng bệnh hại, nếu cây có bệnh cũng dễ xử lý. Có thể chủ động sơ tán, di dời gừng khi bị lũ lụt hay đất bị ngập nước.
Sau 9 tháng, mô hình tiến hành thu hoạch. Khối lượng củ gừng đạt bình quân 0,75 kg/bao, tương đương năng suất 2.160 kg/sào, cao gần 2 lần so với cách trồng gừng thông thường (1.150 kg/sào). Giá gừng trên thị trường hiện nay khoảng 30 nghìn đồng/kg, với 100 m2 gừng trồng trong bao người nông dân thu lãi 17,6 triệu đồng, cao hơn trồng dưới đất 3,4 triệu đồng.
Ông Mã Quốc Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên cho biết, trồng gừng trong bao mang lại hiệu quả cao, tốn ít công chăm sóc. Đặc biệt, thành công của mô hình đã tìm ra được một loại cây trồng tốt tốn ít diện tích, phù hợp với phát triển nền nông nghiệp đô thị như Thái Nguyên hiện nay, giúp các hộ nông dân nghèo, hộ gia đình có đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần có được cây trồng thích hợp. Trạm khuyến nông tiếp tục thực hiện mở rộng mô hình này ở các năm tiếp theo để có đánh giá cụ thể hơn.

Dương Trung Kiên - TTKN Thái Nguyên

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Hiệu quả từ mô hình luân canh Tôm - Lúa



HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM - LÚA

Ông Trương Công Đạt luôn có thu nhập ổn định hàng năm khoảng 200 - 300 triệu đồng từ mô hình sản xuất tổng hợp: sản xuất mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua, nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu, trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Mô hình luân canh tôm - lúa

- Họ và tên: Trương Công Đạt         
- Nơi thường trú: ấp Long Hải, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
- Ðiện thoại bàn: 0781.3580801.
THÀNH TÍCH SẢN XUẤT ÐẠT ÐƯỢC:
Ông Trương Công Đạt luôn có thu nhập ổn định hàng năm khoảng 200 - 300 triệu đồng từ mô hình sản xuất tổng hợp: sản xuất mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua, nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu, trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Gia đình ông Đạt có diện tích đất là 6 ha, trong đó đất vườn nhà, ao nuôi cá, chuồng nuôi cá sấu khoảng 5.000m2, diện tích còn lại ông thực hiện mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua và trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa, thường xuyên được dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản các loại, các lớp tập huấn lúa, màu và các cuộc hội thảo, hội nghị nông dân sản xuất giỏi, ông mạnh dạn đào ao để nuôi cá chình, cá bống tượng, xây chuồng nuôi cá sấu, thả thêm cua, cá nuôi kết hợp với tôm sú, nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa, vào mùa mưa trên bờ liếp vuông tôm, tận dụng mặt đất và nguồn phân bón được sên vét từ mương nuôi tôm, ông trồng luân phiên, kết hợp các loại cải xanh, cải ngọt, cải tùa sại, dưa leo, khổ qua, mồng tơi, khoai mì, …
Nhờ siêng năng, chịu khó tìm tòi học hỏi, tuân thủ qui trình kỹ thuật mà năm 2009, với mô hình sản xuất tổng hợp của mình, ông đạt đã thực hiện và thu được kết quả như sau:
Tôm sú - lúa- tôm càng xanh, cua biển, trồng rau màu:
-  Khoảng tháng 1/2009, sau khi thu hoạch lúa, ông Đạt tiến hành cải tạo, sên vét vuông nuôi tôm, bón phân gây màu nước, kiếm tra các thông số môi trường xong, ông thả 80.000 con tôm sú, kết hợp thả 2.000 con cua giống hạt tiêu.
- Sau 3 tháng nuôi ông thu hoạch tôm sú và cua vụ 1, tiếp tục thả thêm vụ 2 với số lượng 60.000 tôm sú và 1.000 con cua .
- Đến tháng 6 khi bắt đầu có mưa, sau khi thu hoạch tôm vụ 2 ông bừa trục cải tạo lại mặt ruộng chuẩn bị sản xuất lúa một bụi đỏ, đồng thời kiểm tra lại các thông số môi trường thả nuôi 20.000 con tôm càng xanh vào ô dèo, đến tháng 8 khi sạ lúa xong mới cho tôm càng xanh ra ruộng lúa.
- Khi mùa mưa bắt đầu, trên bờ bao ông làm đất, lên liếp trồng rau màu các loại cho đến tháng chạp, trong thời gian nầy vừa tận dụng nước mưa, vừa lấy nước dưới mương nuôi tôm (mùa nầy nước trong ruộng đã ngọt) để tưới trên rau màu, lượng phân bón sử dụng ít và không dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau màu.
Về cá chình, cá bống tượng:  là 2 loại cá có giá trị kinh tế cao, nhưng thời gian nuôi kéo dài, với cách nuôi nhiều cở khác nhau nên năm nào ông cũng có cá thu hoạch để bán, thức ăn cho cá ăn chủ yếu là cá phi bắt được trong vuông tôm.
Cá sấu: từ khi phong trào nuôi cá sấu phát triển ở huyện Phước Long, ông Đạt cũng tìm tòi, học hỏi để xây chuồng nuôi, mới đầu ông nuôi 50 con, sau khi thu hoạch lời khoảng 40%, ông mạnh dạn xây thêm chuồng mở rộng qui mô nuôi, đến nay ông đã nuôi lên tới 180 con.
Vì vậy trong năm 2009, ông Trương Công Đạt thu được:                 390.000.000 đ.
- Nuôi tôm sú kết hợp thả cua biển (2 vụ) + lúa trên đất tôm:           90.000.000 đ.     
- Trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm:                                              40.000.000 đ.
- Nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu:                                              260.000.000 đ.
Trừ chi phí, ông đạt còn lãi khoảng:                                                    200.000.000 đ.
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đạt luôn tuân thủ lịch thời vụ thả tôm sú, gieo sạ lúa một bụi đỏ trên đất tôm do ngành nông nghiệp khuyến cáo, chọn các đối tượng nuôi, trồng  phù hợp, có giá trị kinh tế cao; thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu về môi trường, tình hình sinh trưởng, phát triển của tôm cua cá, chăm sóc, cho ăn, phòng trừ bệnh cho cá chình, cá bống tượng, cá sấu, đầy đủ, đúng theo qui trình kỹ thuật. Vì vậy, sau gần 5 năm thực hiện mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, ông Đạt đã ngày càng có thêm nhiến kiến thức kỹ thuật, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế.
Với mô hình sản xuất của ông Đạt, hiện có khoảng 40 hộ trong vùng áp dụng và mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện cho hơn 200 nông dân trong và ngoài huyện (Hồng Dân, Vĩnh Lợi) đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm. Trong các buổi hội thảo, tham quan ông Đạt luôn vui vẻ, tận tình hướng dẫn, giải thích, nêu những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện của bản thân, đồng thời trao đổi kỹ thuật với nhau nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân để ngày càng sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiện nay, mô hình canh tác lúa - tôm phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL bởi tính hiệu quả và sự bền vững của nó. Mới đây, tại hội thảo tìm hướng sản xuất mô hình tôm - lúa bền vững vùng ven biển khu vực ĐBSCL tổ chức ở Sóc Trăng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã yêu cầu các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc chọn lựa giống lúa, giống tôm thích hợp để phát triển mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Đây được coi là mô hình “nông nghiệp thông minh” đang được nhiều nước thực hiện.
ĐBSCL có khoảng 480.000 ha nuôi tôm, trong đó có 90% diện tích thuộc về 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Khu vực này có hệ thống luân canh tôm - lúa tập trung khoảng 150.000 ha. Nếu tận dụng tốt lợi thế có thể phát triển lên 200.000 ha, mỗi năm đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa cho sản lượng lúa toàn vùng. Ưu điểm của hệ thống canh tác tôm - lúa có tính bền vững cao vì ít sử dụng phân, thuốc hoá học, nên ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với quy trình SX theo GAP; đa dạng được sản phẩm như nuôi tôm nước lợ, tôm càng xanh với lúa, trồng hoa màu trên bờ bao… tăng hiệu quả SX, gia tăng thu nhập nông dân; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn trong vùng. Đặc biệt là sản phẩm đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng xuất khẩu.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Chăn nuôi hiệu quả cao từ công nghệ chăn nuôi không phân



CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ CAO TỪ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI KHÔNG PHÂN

Theo TS. Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Bộ phận phụ trách Khuyến nông chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Các mô hình sử dụng đệm lót sinh học từ Chế phẩm sinh học Balasa-N01 đang được triển khai tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre… đã mang lại hiệu quả rất cao cho người chăn nuôi.

 Thuận lợi mô hình này là kỹ thuật làm chuồng trại dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc vật nuôi cũng đơn giản hơn và nhất là chi phí thấp.
Sau khi triển khai thí nghiệm mô hình này tại một số địa phương, kết quả cho thấy mô hình này đã giảm 50% nhân công lao động do không cần tốn công dọn, rửa chuồng trại; tiết kiệm 10% thức ăn do khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi, do không phải sử dụng để rửa chuồng, tắm heo, vật nuôi. Đồng thời, giảm ô nhiễm môi trường, do không hề có mùi hôi nên ruồi, muỗi cũng không có.

Đồng thời, việc sử dụng CPSH trong chăn nuôi heo sẽ giúp tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo vượt ngưỡng 50%; đồng thời giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn được xem là khâu khó khăn phức tạp, nhất là tại các vùng ven các khu đô thị để tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng.
Trên thị trường hiện có trên 200 CPSH dùng cho chăn nuôi, gồm: CPSH của nước ngoài đóng bao bì tại Việt Nam có giá thành rất cao, đôi khi không rõ xuất xứ. Đồng thời cũng có những CPSH trong nước giá rẻ, nhưng chất lượng chưa ổn định khiến người chăn nuôi không tin tưởng, ít sử dụng. Từ thực tế trên, Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu và thử nghiệm hiệu quả các CPSH trong chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp người chăn nuôi có thể lựa chọn sử dụng nhiều loại phù hợp như BIOI, BIO-SUPER, BIO-T, BIO-G, BIO-HR, BIO-III và VEM-K… tuy nhiên, chế phẩm sinh học BALASA NO1 được các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng làm đệm lót sinh học do hiệu quả cao, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng nhanh, giảm ô nhiễm môi trường, không hề có mùi hôi và chi phí cũng thấp.
Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh thái (công nghệ chăn nuôi không phân) hiệu quả, là gia đình ông Trương Văn Thum, ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ông Thum cho biết: “Đợt heo đầu tiên (sau 4 tháng) gia đình tôi nuôi đạt trọng lượng 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ hết chi phí tôi thu lãi được trên 36 triệu đồng”. Theo ông Thum, từ khi sử dụng nền chuồng heo đệm lót lên men khiến chẳng còn mùi hôi, tiết kiệm được rất nhiều thứ như nước, công lao động, chi phí, vv...; ruồi, muỗi cũng giảm hẳn. Năm 2010, gia đình ông Thum tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 40 m2. Kết quả, đàn heo 30 con trong chuồng phát triển tốt, ít bệnh, tăng trưởng rất nhanh.

Hay mô hình sử dụng chất độn chuồng đệm lót sinh học BALASA-N01 trong nuôi gà của gia đình ông Lê Hoàng Thông, ở 120, Khánh Nghĩa, Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, gia đình ông bắt đầu nuôi gà, với quy mô khoảng 20.000 con gà/năm (khoảng 5.000 con/đợt). Trước đây, do không biết trên thị trường có loại men BALASA-N01 nên ông nuôi gà trên nền trấu bình thường. Đến năm 2010, được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp xuống giới thiệu hướng dẫn cách áp dụng công nghệ mới, sử dụng BALASA-N01 trộn với trấu làm chất độn chuồng để nuôi gà thịt.
Hiệu quả đã hạn chế được rất nhiều mùi hôi do phân thải ra, từ đó cũng hạn chế được bệnh hô hấp và tiêu hóa của gà, giảm  chi phí chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm: “Thực tế, với 1.000 con gà tôi đã tiết kiệm được 3 triệu đồng tiền thuốc thú y so với trước đây và như vậy lợi nhuận mỗi năm tăng thêm được khoảng 60 triệu đồng”, ông Thông tâm sự.

Theo Viện sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam), người chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao; nhiều loại dịch bệnh và ô nhiễm môi trường gia tăng. Hơn nữa, việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư hóa chất trong thịt, trứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài ra, lượng phân và nước thải hàng ngày với khối lượng lớn, các trang trại nuôi heo thường bán cho các nhà vườn trồng cây trái, rau màu và được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng quy cách càng gây ô nhiễm.
 Do đó, việc áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học từ các Chế phẩm sinh học đang tạo ra mô hình chăn nuôi hiệu quả mới giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi về kinh tế trong điều kiện khó khăn hiện nay. Đồng thời mô hình này giúp bảo vệ môi trường, phù hợp với tiêu chí quốc gia và sẽ tạo sức hút cho người chăn nuôi quay trở lại sản xuất lâu bền. Mô hình này cần được hệ thống khuyến nông cơ sở tích cực phổ biến, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, men BALASA-N01 cho các hộ dân ứng dụng và dần nhân rộng mô hình ở nhiều địa phương hơn nữa trên toàn quốc. 

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Bước Đột Phá Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Đệm Lót Sinh Thái


BƯỚC ĐỘT PHÁ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO

Cách đây 2 năm anh Nguyễn Lê Dũng hiện ngụ tại ấp 1, Lộc Thiện, Lộc Ninh, Bình Phước  mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái.

Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này anh tâm đắc cho biết những ưu điểm nối bật như : (1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối  xóm (2) Giảm 50-70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2-3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo (3) Giảm 70% tiền điện. So với trước anh phải trả khoảng 1,5tr đồng/ tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đ/tháng  (4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200-300.000 đ  (5) Đối với heo : Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140- 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.


Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng.   Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ; không bị bệnh đường hô hấp, đây là một bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường; heo không bị bệnh ngoài da  mà ngườichăn nuôi hay gọi là bệnh xà mâu, bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này  (6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, sử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg  với giá bán 10-12.000 đ/ bao.   
Lúc đầu áp dụng nuôi thử heo trên đệm lót sinh thái Balasa-N01 trong  4 ô với 80 con heo thịt , mỗi ô chuồng 20 m2 anh  nuôi 20 con heo thịt Sau khi thành công anh áp dụng cho toàn bộ trại và trại heo của anh hiện có 250 heo thịt. Đến nay  đã  là  lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này.                                                
 
          Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh thái  tại hộ bà Trần Thị Tý ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom, Đồng Nai áp dụng mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt trong việc giảm thiểu ô nhiểm môi trường, tiết kiệm nhân công, điện nước phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này còn tiết kiệm được lượng nước bình quân từ 1,5-2 m3 dùng tắm heo và vệ sinh chuồng trại, ngoài ra môi trường chăn nuôi rất sạch sẽ, không mùi hôi.
Với diện tích chuồng 20 m2 , bà Tý nuôi thả 12 heo thịt có trọng lượng bình quân 30 kg/con có sử dung hệ thống máng ăn, uống tự động. Qua thời gian nuôi và theo dõi, bà Tý cho biết heo sinh trưởng phát triển bình thường như nuôi trong nền ciment.

        Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo có hiệu quả theo mô hình khá mới này là gia đình ông Trương Văn Thum ở ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung, Đồng tháp. 
 Ông Thum nói: Từ khi gia đình sử dụng nền chuồng heo là đệm lót lên men kết quả là không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân heo. Thông thường, từ 1- 2 ngày, ông mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Ông Thum cho biết thêm: Năm 2010 ông tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái. Kết quả, đàn heo 30 con của ông đều phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh. Đợt heo đầu tiên sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng mỗi con 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông còn lãi trên 36 triệu đồng. Từ đó, những đợt heo tiếp theo ông đều nuôi theo cách này và cũng mang lại hiệu quả khá cao.

 Hộ bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai Vung, cho biết:  Bà Trang cho biết , cách nuôi heo trên đệm lót lên men tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn, giúp heo có không gian vận động đi lại trong chuồng, giảm được lượng mỡ ở heo nuôi, tăng trọng nhanh. Từ khi có chương trình nuôi heo bằng đệm lót lên men là công nghệ mới bà xây chuồng áp dụng thả nuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2, chia thành 2 chuồng nuôi. Lứa heo đầu tiên khi áp dụng khiến gia đình hết sức phấn khởi có thể xử lý vấn đề quan trọng nhất là môi trường, nhẹ công, heo mau lớn. Và đặc biệt ở cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.
Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn. 
Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp proximang hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.  
Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, tăng 5% so với chăn nuôi thông thường, tổng chi phí cho một đầu mỗi con heo nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Sau thời hạn từ 2- 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code