Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Bước Đột Phá Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Đệm Lót Sinh Thái


BƯỚC ĐỘT PHÁ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO

Cách đây 2 năm anh Nguyễn Lê Dũng hiện ngụ tại ấp 1, Lộc Thiện, Lộc Ninh, Bình Phước  mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái.

Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này anh tâm đắc cho biết những ưu điểm nối bật như : (1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối  xóm (2) Giảm 50-70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2-3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo (3) Giảm 70% tiền điện. So với trước anh phải trả khoảng 1,5tr đồng/ tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đ/tháng  (4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200-300.000 đ  (5) Đối với heo : Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140- 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.


Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng.   Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ; không bị bệnh đường hô hấp, đây là một bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường; heo không bị bệnh ngoài da  mà ngườichăn nuôi hay gọi là bệnh xà mâu, bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này  (6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, sử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg  với giá bán 10-12.000 đ/ bao.   
Lúc đầu áp dụng nuôi thử heo trên đệm lót sinh thái Balasa-N01 trong  4 ô với 80 con heo thịt , mỗi ô chuồng 20 m2 anh  nuôi 20 con heo thịt Sau khi thành công anh áp dụng cho toàn bộ trại và trại heo của anh hiện có 250 heo thịt. Đến nay  đã  là  lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này.                                                
 
          Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh thái  tại hộ bà Trần Thị Tý ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom, Đồng Nai áp dụng mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt trong việc giảm thiểu ô nhiểm môi trường, tiết kiệm nhân công, điện nước phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này còn tiết kiệm được lượng nước bình quân từ 1,5-2 m3 dùng tắm heo và vệ sinh chuồng trại, ngoài ra môi trường chăn nuôi rất sạch sẽ, không mùi hôi.
Với diện tích chuồng 20 m2 , bà Tý nuôi thả 12 heo thịt có trọng lượng bình quân 30 kg/con có sử dung hệ thống máng ăn, uống tự động. Qua thời gian nuôi và theo dõi, bà Tý cho biết heo sinh trưởng phát triển bình thường như nuôi trong nền ciment.

        Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo có hiệu quả theo mô hình khá mới này là gia đình ông Trương Văn Thum ở ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung, Đồng tháp. 
 Ông Thum nói: Từ khi gia đình sử dụng nền chuồng heo là đệm lót lên men kết quả là không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân heo. Thông thường, từ 1- 2 ngày, ông mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Ông Thum cho biết thêm: Năm 2010 ông tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái. Kết quả, đàn heo 30 con của ông đều phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh. Đợt heo đầu tiên sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng mỗi con 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông còn lãi trên 36 triệu đồng. Từ đó, những đợt heo tiếp theo ông đều nuôi theo cách này và cũng mang lại hiệu quả khá cao.

 Hộ bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai Vung, cho biết:  Bà Trang cho biết , cách nuôi heo trên đệm lót lên men tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn, giúp heo có không gian vận động đi lại trong chuồng, giảm được lượng mỡ ở heo nuôi, tăng trọng nhanh. Từ khi có chương trình nuôi heo bằng đệm lót lên men là công nghệ mới bà xây chuồng áp dụng thả nuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2, chia thành 2 chuồng nuôi. Lứa heo đầu tiên khi áp dụng khiến gia đình hết sức phấn khởi có thể xử lý vấn đề quan trọng nhất là môi trường, nhẹ công, heo mau lớn. Và đặc biệt ở cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.
Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn. 
Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp proximang hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.  
Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, tăng 5% so với chăn nuôi thông thường, tổng chi phí cho một đầu mỗi con heo nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Sau thời hạn từ 2- 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code