Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Hiệu quả từ mô hình luân canh Tôm - Lúa



HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM - LÚA

Ông Trương Công Đạt luôn có thu nhập ổn định hàng năm khoảng 200 - 300 triệu đồng từ mô hình sản xuất tổng hợp: sản xuất mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua, nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu, trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Mô hình luân canh tôm - lúa

- Họ và tên: Trương Công Đạt         
- Nơi thường trú: ấp Long Hải, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
- Ðiện thoại bàn: 0781.3580801.
THÀNH TÍCH SẢN XUẤT ÐẠT ÐƯỢC:
Ông Trương Công Đạt luôn có thu nhập ổn định hàng năm khoảng 200 - 300 triệu đồng từ mô hình sản xuất tổng hợp: sản xuất mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua, nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu, trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Gia đình ông Đạt có diện tích đất là 6 ha, trong đó đất vườn nhà, ao nuôi cá, chuồng nuôi cá sấu khoảng 5.000m2, diện tích còn lại ông thực hiện mô hình kết hợp lúa - tôm sú - tôm càng xanh, nuôi cua và trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm.
Thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa, thường xuyên được dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản các loại, các lớp tập huấn lúa, màu và các cuộc hội thảo, hội nghị nông dân sản xuất giỏi, ông mạnh dạn đào ao để nuôi cá chình, cá bống tượng, xây chuồng nuôi cá sấu, thả thêm cua, cá nuôi kết hợp với tôm sú, nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa, vào mùa mưa trên bờ liếp vuông tôm, tận dụng mặt đất và nguồn phân bón được sên vét từ mương nuôi tôm, ông trồng luân phiên, kết hợp các loại cải xanh, cải ngọt, cải tùa sại, dưa leo, khổ qua, mồng tơi, khoai mì, …
Nhờ siêng năng, chịu khó tìm tòi học hỏi, tuân thủ qui trình kỹ thuật mà năm 2009, với mô hình sản xuất tổng hợp của mình, ông đạt đã thực hiện và thu được kết quả như sau:
Tôm sú - lúa- tôm càng xanh, cua biển, trồng rau màu:
-  Khoảng tháng 1/2009, sau khi thu hoạch lúa, ông Đạt tiến hành cải tạo, sên vét vuông nuôi tôm, bón phân gây màu nước, kiếm tra các thông số môi trường xong, ông thả 80.000 con tôm sú, kết hợp thả 2.000 con cua giống hạt tiêu.
- Sau 3 tháng nuôi ông thu hoạch tôm sú và cua vụ 1, tiếp tục thả thêm vụ 2 với số lượng 60.000 tôm sú và 1.000 con cua .
- Đến tháng 6 khi bắt đầu có mưa, sau khi thu hoạch tôm vụ 2 ông bừa trục cải tạo lại mặt ruộng chuẩn bị sản xuất lúa một bụi đỏ, đồng thời kiểm tra lại các thông số môi trường thả nuôi 20.000 con tôm càng xanh vào ô dèo, đến tháng 8 khi sạ lúa xong mới cho tôm càng xanh ra ruộng lúa.
- Khi mùa mưa bắt đầu, trên bờ bao ông làm đất, lên liếp trồng rau màu các loại cho đến tháng chạp, trong thời gian nầy vừa tận dụng nước mưa, vừa lấy nước dưới mương nuôi tôm (mùa nầy nước trong ruộng đã ngọt) để tưới trên rau màu, lượng phân bón sử dụng ít và không dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau màu.
Về cá chình, cá bống tượng:  là 2 loại cá có giá trị kinh tế cao, nhưng thời gian nuôi kéo dài, với cách nuôi nhiều cở khác nhau nên năm nào ông cũng có cá thu hoạch để bán, thức ăn cho cá ăn chủ yếu là cá phi bắt được trong vuông tôm.
Cá sấu: từ khi phong trào nuôi cá sấu phát triển ở huyện Phước Long, ông Đạt cũng tìm tòi, học hỏi để xây chuồng nuôi, mới đầu ông nuôi 50 con, sau khi thu hoạch lời khoảng 40%, ông mạnh dạn xây thêm chuồng mở rộng qui mô nuôi, đến nay ông đã nuôi lên tới 180 con.
Vì vậy trong năm 2009, ông Trương Công Đạt thu được:                 390.000.000 đ.
- Nuôi tôm sú kết hợp thả cua biển (2 vụ) + lúa trên đất tôm:           90.000.000 đ.     
- Trồng rau màu trên bờ liếp vuông tôm:                                              40.000.000 đ.
- Nuôi cá chình, cá bống tượng, cá sấu:                                              260.000.000 đ.
Trừ chi phí, ông đạt còn lãi khoảng:                                                    200.000.000 đ.
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đạt luôn tuân thủ lịch thời vụ thả tôm sú, gieo sạ lúa một bụi đỏ trên đất tôm do ngành nông nghiệp khuyến cáo, chọn các đối tượng nuôi, trồng  phù hợp, có giá trị kinh tế cao; thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu về môi trường, tình hình sinh trưởng, phát triển của tôm cua cá, chăm sóc, cho ăn, phòng trừ bệnh cho cá chình, cá bống tượng, cá sấu, đầy đủ, đúng theo qui trình kỹ thuật. Vì vậy, sau gần 5 năm thực hiện mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, ông Đạt đã ngày càng có thêm nhiến kiến thức kỹ thuật, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế.
Với mô hình sản xuất của ông Đạt, hiện có khoảng 40 hộ trong vùng áp dụng và mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện cho hơn 200 nông dân trong và ngoài huyện (Hồng Dân, Vĩnh Lợi) đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm. Trong các buổi hội thảo, tham quan ông Đạt luôn vui vẻ, tận tình hướng dẫn, giải thích, nêu những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện của bản thân, đồng thời trao đổi kỹ thuật với nhau nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân để ngày càng sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiện nay, mô hình canh tác lúa - tôm phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL bởi tính hiệu quả và sự bền vững của nó. Mới đây, tại hội thảo tìm hướng sản xuất mô hình tôm - lúa bền vững vùng ven biển khu vực ĐBSCL tổ chức ở Sóc Trăng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã yêu cầu các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc chọn lựa giống lúa, giống tôm thích hợp để phát triển mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Đây được coi là mô hình “nông nghiệp thông minh” đang được nhiều nước thực hiện.
ĐBSCL có khoảng 480.000 ha nuôi tôm, trong đó có 90% diện tích thuộc về 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Khu vực này có hệ thống luân canh tôm - lúa tập trung khoảng 150.000 ha. Nếu tận dụng tốt lợi thế có thể phát triển lên 200.000 ha, mỗi năm đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa cho sản lượng lúa toàn vùng. Ưu điểm của hệ thống canh tác tôm - lúa có tính bền vững cao vì ít sử dụng phân, thuốc hoá học, nên ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với quy trình SX theo GAP; đa dạng được sản phẩm như nuôi tôm nước lợ, tôm càng xanh với lúa, trồng hoa màu trên bờ bao… tăng hiệu quả SX, gia tăng thu nhập nông dân; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn trong vùng. Đặc biệt là sản phẩm đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng xuất khẩu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code